DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG

TÀI LIỆU KỶ THUẬT SỐ
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 [Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh

Go down 
Tác giảThông điệp
vantongo
Admin
vantongo


Tổng số bài gửi : 14367
Join date : 14/03/2010
Đến từ : VÆ°Æ¡ng Quốc Bỉ

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh Empty
Bài gửiTiêu đề: [Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh   [Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh EmptyThu 20 Nov 2014 - 12:32

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh


Cập nhật lúc 13h45' ngày 20/11/2014

Trích dẫn :
[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644705_9578595072_fec4406604_k
Milky Way hay còn gọi là dải thiên hà là một chủ thể rất hay để chụp nhưng rất khó để bắt được vì những yêu cầu cao về thời tiết, thời gian, không gian,... Bạn Rai Còm là một nhiếp ảnh gia rất thích thể loại ảnh này và chụp rất nhiều nên mình cũng đã xin phép bạn ấy để sử dụng những bức ảnh đó trong bài viết này. Bài viết này sẽ xoay quanh việc làm sao để có thể chụp được dải ngân hà bằng máy ảnh kỹ thuật số thông dụng.

I. Không gian và thời gian
Vì Trái Đất luôn luôn xoay quanh trục và chuyển động xung quanh mặt trời nên Milky Way chỉ xuất hiện ở một số thời điểm nhất định và một số không gian nhất định. Để xác định được 2 vấn đề không gian và thời gian, chúng ta sẽ dùng đến sự trợ giúp của một ứng dụng có tên là Stellarium. Có cả phiên bản cho Android, iOS hoặc cho cả Mac OSX, Windows, tuỳ sở thích mà bạn cài lên để sử dụng.

Các bước để xác định được Milky Way:

  • Xác định địa điểm đang đứng
  • Xác định phương hướng, nơi xuất hiện Mliky Way
  • Xác định giờ xuất hiện Milky Way

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2643889_Screen_Shot_2014-11-18_at_1.52.58_PM
Nhấn F6 và chọn nơi bạn đang sống, ở đây mình chọn Đà Nẵng​

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644281_Screen_Shot_2014-11-20_at_4.27.50_AM

  • Kéo màn hình sang hướng Tây Nam (Giữa chữ S và W)
  • Nhấn phím L để tua nhanh thời gian cho đến khi thấy xuất hiện Milky Way
  • Ví dụ trong ảnh là tua nhanh đến 3:45 sáng thì xuất hiện Milky Way

II. Những thứ cần chuẩn bị:
1. Chân đế máy ảnh:
[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644784_LargeMePhoto_Trans_Group_Coll._V386997510_
Đây mà một trong những phụ kiện quan trọng nhất để chụp được MilkyWay. Khi chụp, bạn sẽ phải phơi sáng từ 10s ~40s nên một chiếc tripod là bắt buộc phải có. Để đảm bảo bức ảnh không bị nhoè do rung, bạn nên đầu tư các loại chân máy có độ chịu tải phù hợp với cân nặng dàn máy ảnh của mình

2. Kích chụp từ xa
[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644783_canon-eos-60d-a-dslr-remote
Khi chúng ta chạm vào máy để bấm chụp, dù cẩn thận cũng sẽ vô tình làm rung máy ảnh, dẫn đến ảnh bị nhoè. Để giải quyết triệt đế, bạn có thể mua dây bấm mềm hoặc remote không dây về để kích chụp mà không cần chạm vào máy

3. Ống kính góc rộng:
[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644782_Best-Wide-angle-lenses-for-Nikon-DLSR
Ống kính góc rộng là giải pháp tốt nhất để có thể chụp được những bức ảnh phong cảnh đẹp. Các bạn nên chọn loại có khẩu độ lớn. Lý do? mình sẽ giải thích ở phần sau

III. Điều kiện thời tiết, ngày chụp

  • Trời quang mây
  • Bầu khí quyển trong sạch, không bị ô nhiễm khói
  • Khung cảnh chụp phải tối rất tối và không có ánh sáng quá mạnh lọt vào khung hình
  • Không có trăng

Bạn có thể đi về những vùng quê để tránh bị ô nhiễm ánh sáng nhưng có một thứ gây ô nhiễm ánh sáng rất mạnh mà các bạn không bao giờ tránh được đó là MẶT TRĂNG. Để giải quyết vấn đề này, mình khuyến cáo chỉ nên đi chụp vào các ngày không có trăng.

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644284_Screen_Shot_2014-11-20_at_4.48.24_AM
Truy cập vào ĐÂY để xem lịch trăng. Ví dụ trong ảnh là chúng ta chỉ đi vào ngày 20 21 22​

IV/ Cài đặt thông số máy ảnh:

  • Chế độ chụp: Manual
  • Định dạng ảnh: RAW
  • White Balance: Auto
  • Lấy nét: Lấy nét vô cực để đạt được độ nét trên toàn khung hình
  • Khẩu độ: Để mở hết mức, mục đích là để tăng lượng ánh sáng thu vào, giảm tốc độ màn trập, giảm ISO. Nhiều bạn lo ngại việc để khẩu độ quá lớn sẽ khiến DOF mỏng. Nhưng thực chất khi bạn lấy nét vào điểm vô cực thì ảnh sẽ nét từ đâu tới cuối. Đây gọi là lấy nét ngoại tiêu Hyperfocal Distance.
  • ISO: Càng thấp càng tốt. Tuy nhiên chúng ta sẽ điều chỉnh lên cao tuỳ theo tốc độ màn trập.
  • Tốc độ màn trập: Chúng ta đang ở Trái đất và nó luôn tự quay quanh trục. Nếu chúng ta phơi sáng lâu quá mức cần thiết, chúng sẽ kéo thành vệt sao (Star trails)

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644288_9613301087_f76bd2c632_k

Để tránh điều này, chúng sẽ tuần theo nguyên tắc 500:
[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644903_rule

ví dụ 1: Bạn đang chụp tại tiêu cự 14mm trên máy ảnh Full Frame => Thời gian phơi sáng tối đa để tránh startrail là: 500/14 = 35,7.
Vậy bạn phơi sáng 35s là đủ để có ảnh. Quá 35s, vệt sao sẽ bị kéo dài.

Ví dụ 2: Nếu bạn đang chụp tại tiêu cự 24mm trên máy ảnh Full Frame => 500/24 = 20,8s

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644887_8715583592_c1355ca533_k
Mô phỏng định luật 500​

**** Nếu bạn đang dùng máy Crop thì bạn lấy hệ số crop nhân với tiêu cự trước khi chia.
ví dụ 3: Bạn đang chụp tại tiêu cự 18mm trên Canon 7D, hệ số Crop 1.5 => 500/(18*1.5) = 18,5s

Sau khi đã thiết lập đủ các thông số trên, bạn chỉ việc chỉa máy lên trời, ngắm khung hành, chỉnh bố cục và nhấn chụp.

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644705_9578595072_fec4406604_k
Đà Nẵng | Nikon D7000 - Tiêu cự 11mm - ISO 800 - 30s - F/3.2​

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644706_9628104767_34cdfc17de_k
Đà Nẵng | Nikon D7000 - Tiêu cự 11mm - ISO 400 - F/3.2 - 25s​
V. Hậu kỳ
Về phần hậu kỳ mình sẽ hướng dẫn theo cách cơ bản nhất của mình thường dùng. Còn mức độ chừng nào thì còn tuỳ ảnh mà các bạn chụp được

1. Clarity
[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644769_Screen_Shot_2014-11-20_at_3.08.06_PM
Clarity sẽ cho bức ảnh của bạn một độ rõ ràng về chi tiết. Bạn cứ kéo đến 70 80% cũng được. Contrast cao sẽ làm ảnh trong hơn và tăng bão hoà màu

2. HDR Toning

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644753_Screen_Shot_2014-11-20_at_2.31.03_PM

Các bạn vào HDR Toning, PTS sẽ tự động tính toán và cho ra kết quả. Tuy nhiên nếu không hài lòng thì các bạn có thể điều chỉnh thủ công để có kết quả tốt nhất

[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh 2644754_Screen_Shot_2014-11-20_at_2.31.29_PM
Phần 1 đến đây là kết thúc. Ở phần 2, mình sẽ chia sẻ với các bạn một vài cách để chọn ống kính phù hợp với việc chụp Milky Way
Theo TinhTe.vn
Về Đầu Trang Go down
https://vantongo.forumvi.com
 
[Nhiếp ảnh thiên hà] Phần 1: Không gian, thời gian và các thông số máy ảnh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG :: Kỷ Thuật Nhiếp Ảnh-
Chuyển đến