DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG

TÀI LIỆU KỶ THUẬT SỐ
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Đánh giá Acer Iconia Tab W501

Go down 
Tác giảThông điệp
vantongo
Admin
vantongo


Tổng số bài gửi : 14393
Join date : 14/03/2010
Đến từ : VÆ°Æ¡ng Quốc Bỉ

Đánh giá Acer Iconia Tab W501 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đánh giá Acer Iconia Tab W501   Đánh giá Acer Iconia Tab W501 EmptyWed 5 Oct 2011 - 15:13

Đánh giá Acer Iconia Tab W501

Cập nhật lúc 11h30' ngày [Only admins are allowed to see this link]

W501 không có tính di động như những máy tính bảng chạy Android cùng hãng, hiệu suất hoạt động cũng không cao.

[Only admins are allowed to see this image]
Acer Iconia Tab W501 có bàn phím đi kèm. (Ảnh: Tuấn Hưng).

Trong nỗ lực chen chân vào thị trường máy tính bảng đang sôi động, Acer đã đưa ra khá nhiều model cả chạy Windows lẫn Android.

Tuy nhiên, ngoại trừ mẫu A500 hay A501 chạy Android cho người dùng cảm giác sử dụng một thiết bị di động thực thụ, W501 chạy Windows 7 tỏ ra có nhiều khuyết điểm. Dù có lý do khách quan từ hệ điều hành, nhưng sản phẩm của Acer chưa thể hiện được sức hút trên thị trường.

Phiên bản W501 được thử nghiệm trang bị cấu hình bao gồm màn hình cảm ứng 10,1 inch độ phân giải 1.280 x 800 pixel, vi xử lý AMD Dual-core C-50 tốc độ 1 GHz, bộ nhớ RAM 2 GB và ổ cứng SSD dung lượng 32 GB và cài đặt hệ điều hành Windows 7 Home Premium.

Model có cấu hình như trên có giá tham khảo khoảng 14,5 triệu đồng.

Dưới đây là một số tổng hợp, đánh giá chi tiết về mẫu này.

Đánh giá chung.
* Ưu điểm:

- Chất lượng loa tốt
- Bàn phím rời đi kèm chất lượng tốt
- Có kết nối 3G

* Nhược điểm:

- Hiệu suất hoạt động kém
- Giá thành đắt hơn nhiều nếu so với một chiếc netbook cùng cấu hình
- Thời lượng pin chưa tốt như kỳ vọng
- Không chạy được video độ nét cao
- Giao diện cho cảm ứng nghèo nàn

Phần 1: Thiết kế, kết nối và bán phím rời.

Thiết kế


[Only admins are allowed to see this image]
Mặt sau model này khá dễ bị xước do làm bằng nhựa. (Ảnh: Tuấn Hưng).

Acer Iconia Tab W501 có kích thước 19,5 x 275 x 190 mm và cân nặng tới 1,58 kg bao gồm bàn phím rời. Máy trông lớn hơn khá nhiều so với người anh em A501 chạy Android cũng của Acer cả về kiểu dáng lẫn cân nặng.

Độ dày 19,5 mm cũng hơn khá nhiều so với các dòng laptop di động hiện nay khoảng 17-19 mm và gần gấp ba lần độ mỏng so với các tablet khác hiện này như iPad 2 hay Galaxy Tab 10.1.

Nếu xét về tính di động, W501 cũng không "khá" hơn so với các dòng netbook hiện nay với màn hình tương tự. Ngay cả trong trường hợp không mang bàn phím rời, máy vẫn có kích thước chỉ mỏng hơn một chút so với netbook.

Cảm giác cầm thực tế trên tay mẫu máy này không kèm bàn phím vẫn hơi nặng, đặc biệt là nếu sử dụng một tay để cầm và một tay thao tác sẽ rất nhanh mỏi. Vỏ máy phía sau được làm bằng nhựa giả vân nhôm nhưng khá dễ bị xước do thường xuyên để trên mặt bàn hay các vị trí khác, người dùng khi sử dụng cần dán nilon để bảo vệ.

[Only admins are allowed to see this image]
Cạnh bên với cổng HDMI, nguồn, phím tăng giảm âm lượng, khe cắm thẻ nhớ SD và giắc cắm tai nghe 3,5mm. (Ảnh: Tuấn Hưng).

[Only admins are allowed to see this image]
Cạnh bên còn lại với giắc nguồn. (Ảnh: Tuấn Hưng).

[Only admins are allowed to see this image]
Cạnh dưới với hai cổng USB, khe cắm SIM và phím khóa xoay màn hình. (Ảnh: Tuấn Hưng).

Acer Iconia Tab trang bị hai cổng USB 2.0, khe cắm thẻ nhớ SD, khe cắm thẻ SIM, khóa xoay màn hình, phím nguồn và tăng giảm âm lượng. Một thiết kế khá lạ gây bất hợp lý cho máy là cả hai cổng USB được thiết kế ở cạnh dưới nên khi cắm vào dock bàn phím, một cổng USB còn lại không thể sử dụng dù bàn phím có mở rộng thêm hai cổng USB khác.

[Only admins are allowed to see this image]
Bàn phím rời với các phím điều hướng hơi nhỏ. (Ảnh: Tuấn Hưng).

[Only admins are allowed to see this image]
Phần kết nối với thân máy được dựng lên với kết nối USB và hai thanh để giữ chắc chắn. (Ảnh: Tuấn Hưng).

[Only admins are allowed to see this image]
Bàn phím này mở rộng hai cổng USB....

[Only admins are allowed to see this image]
... và cổng LAN ở cạnh bên.

Thiết kế bàn phím rời khá thông minh khi phần kết nối gập lại gọn gàng để kết nối với máy. Các phím bấm trên linh kiện này khá tốt, thiết kế theo kiểu chiclet với đổ nảy vừa phải tuy hành trình phím hơi ngắn và khoảng cách tương tự như nhiều dòng netbook phổ thông khác.

Máy có thêm một trachpad để sử dụng như chuột thông thường với hai phím bấm ở cạnh dưới. Đối với các dòng máy Windows, thì phụ kiện đi kèm này là tối cần thiết vì giao diện cảm ứng của máy thực sự không hỗ trợ tốt vấn đề nhập liệu.

Nếu lắp cả máy và bàn phím rời đi kèm thì thiết bị này trông khá nặng nề, thậm chí còn dày hơn nhiều so với các mẫu netbook phổ thông trên thị trường hiện tại.

Phần 2: Giao diện cảm ứng và kết nối.

Acer Iconia Tab W501 được cài đặt hệ điều hành Windows 7 Home Premium với một số ứng dụng riêng được cài đặt sẵn. Lần đầu tiên khởi động máy, quá trình bung windows và cài đặt các phần mềm từ Acer mất rất nhiều thời gian tới 1,5 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả từ các ứng dụng cài đặt thêm này không cao như mong đợi.

[Only admins are allowed to see this image]
Gọi giao diện cảm ứng trên W501 bằng cách nhấp cùng lúc 5 ngón tay lên màn hình.

Khả năng hỗ trợ cảm ứng của Windows 7 là một nhược điểm lớn nhưng những phần mềm và giao diện Acer thêm vào cũng không cải thiện được nhiều.

Người dùng nhấn cùng lúc 5 ngón tay để "gọi" giao diện cảm ứng mới nhưng ngoài trình duyệt với các phím bấm to hơn để dễ thao tác, giao diện này hầu như không có gì mới mẻ. Bàn phím ảo sử dụng vẫn là loại được tích hợp kèm Windows 7 với kích thước nhỏ và rất khó thao tác. Trong khi đó, giao diện cảm ứng trên trình duyệt cũng không trơn tru như mong đợi.

[Only admins are allowed to see this image]
Trình duyệt có giao diện cảm ứng nhưng không đồng bộ với bàn phím.

Một ứng dụng đáng chú ý khác có giao diện cảm ứng ngoài trình duyệt là SocialJogger, đây là một ưu điểm hiếm hoi trên W501 với việc tích hợp Facebook, Youtube và Flick. Cách bố trí các khung cột và diễn giải khá tốt, phù hợp với các tín đồ mạng xã hội.

[Only admins are allowed to see this image]
Khe cắm thẻ SIM.

[Only admins are allowed to see this image]
Kết nối 3G và thử nghiệm tốc độ kết nối với mạng Mobifone ở khu vực quận cầu Giấy, Hà Nội.

Một điểm mạnh ở W501 là tích hợp kết nối 3G và sử dụng được tất cả các nhà mạng tại Việt Nam mà không cần phải cài đặt. Tốc độ sử dụng mạng chấp nhận được phù hợp với tính di động mà máy muốn mang lại. Card mạng 3G mà W501 sử dụng là của hãng viễn thông Huawei. +

Trong thử nghiệm với mạng 3G của Mobifone tại khu vực quận Cầu Giấy, Hà Nội, máy có tốc độ download là 4859 kb/giây và upload là 607 KB/giây. Tốc độ này là khá tốt và đủ để người dùng xem web tin tức hay clip ở các trang mạng trong nước.

Phần 3: Hiển thị và hiệu suất hoạt động.

Màn hình.

[Only admins are allowed to see this image]
Màn hình kích thước 10,1 inch.

W501 sử dụng màn hình kích thước 10,1 inch độ phân giải 1.280 x 800 pixel. Nói chung, ngoài tính năng cảm ứng thì màn hình này tương tự các mẫu netbook hiện tại với khả năng hiển thị hình ảnh tốt, độ phân giải vừa đủ so với kích thước màn hình. Không phải lọai màn hình gương nhưng model này vẫn hơi bị lóa khi sử dụng đặc biệt là ngoài trời. Ở điều kiện sử dụng này, tăng độ sáng màn hình lên tối đa nhưng vẫn rât khó theo dõi nội dung.

Tuy nhiên, phản xạ về cảm ứng của máy khá tốt dù giao diện Windows 7 không tương thích. Thử nghiệm của Số Hóa khi cài Windows 8 trên model này đã cho thấy cảm ứng của máy khá nhạy.

Hiệu suất hoạt động.

Phiên bản W501 được thử nghiệm trang bị vi xử lý AMD Dual-core C-50 tốc độ 1 GHz, bộ nhớ RAM 2 GB và ổ cứng SSD dung lượng 32 GB và cài đặt hệ điều hành Windows 7 Home Premium.

[Only admins are allowed to see this image]
Chấm điểm bằng PC Mark Vantage.

Với phần cứng như trên, model này đạt 2,7 điểm (lấy điểm thấp nhấp là do chip xử lý) khi chấm bằng hệ thống Windows Experience Index trên hệ điều hành Windows 7 Home Premium được cài đặt sẵn. Ở thang điểm chi tiết, vi xử lý đạt 2,7 điểm, bộ nhớ RAM là 4,9 điểm trong khi khả năng đồ họa là 4,1 điểm và đồ họa cho game đạt mức 5,5 điểm. Do sử dụng ổ SSD nên điểm số ổ cứng khá tốt, 5,9 điểm.

[Only admins are allowed to see this image]
Đánh giá bằng chương trình PC MarkVantage.

Sử dụng chương trình PCMark Vantage để đánh giá tổng thể sức mạnh, W501 đạt 1.671 điểm, mức tương đối thấp ngay cả khi so sánh với các dòng netbook chạy chip Atom 1,6 GHz hay AMD Fusion 1,6 GHz.

Không sử dụng card đồ họa rời và chip xử lý yếu, trong thử nghiệm của Số Hóa, máy không thể khởi động được chương trình 3D Mark 06 để chạy.

Một thử nghiệm đáng tiếc nữa là máy cũng không thể chạy được một đoạn phim HD để thử nghiệm. Khi bật, W501 hiển thị video khá giật và không thể theo dõi.

[Only admins are allowed to see this image]
Chấm điểm vi xử lý.

Tiếp tục sử dụng chương trình Cinebech 11.5 để đánh giá vi xử lý và thử OpenGl. Kết quả với vi xử lý đạt 0.38 điểm, mức điểm rất thấp nhưng không quá ngạc nhiên với loại chip sử dụng trong khi đó đồ họa trung bình với 4,99 khung hình mỗi giây.

[Only admins are allowed to see this image]
Ổ cứng dung lượng lớn.

Do sử dụng SSD nên mẫu máy này có tốc độ đọc trung bình khá tốt là 98,2 MB/giây. Cao hơn so với các dòng ổ cứng truyền thống HDD với tốc độ 5.400 vòng/phút là hơn 50 MB/giây và 7.200 vòng/phút là hơn 60 MB/giây.

Phần 4: Tản nhiệt, thời lượng pin, âm thanh.

Tản nhiệt.

[Only admins are allowed to see this image]
Khe tản nhiệt ở cạnh trên của máy. (Ảnh: Tuấn Hưng).

Do thiết kế khá dày, sử dụng chip AMD tốc độ thấp tỏa nhiệt không nhiều nên W501 chạy khá mát. Mode này sử dụng duy nhất một khe thoát nhiệt phía trên đỉnh máy. Do cấu hình thấp nên chỉ sử dụng W501 cho các ứng dụng đơn giản như văn phòng, lướt web nên máy không bị nóng lên nhiều.

Thời lượng pin.

W501 sử dụng pin 3 cell dung lượng 3.260 mAh. Sạc đầy mất khoảng 2 tiếng cắm liên tục khi không sử dụng.

Thử nghiệm mở Firefox load 5 trang web và cho tự động nạp lại sau mỗi 15 phút, mở thêm một trang nghe nhạc trực tuyến và cho phát lại liên tục, sử dụng tai nghe thay loa ngoài và để ở mức âm lượng 70% độ sáng 50% cho máy chạy đến khi tự tắt (còn mức 5%) thì thời gian này đạt 3 tiếng 40 phút.

Do máy không chạy được video chuẩn HD nên không thực hiện thử nghiệm này.

Theo nhà sản xuất, thời lượng pin là 6 tiếng nhưng thử nghiệm thực tế cho thấy W501 cho thời gian sử dụng khá thấp .

Âm thanh.

[Only admins are allowed to see this image]
Hệ thống loa cho âm thanh tốt. (Ảnh: Tuấn Hưng).

Trang bị hệ thống loa với âm thanh Dolby Advance Audio và giả lập âm thanh vòm, W501 cho chất lượng âm thanh tốt. Âm lượng khá lớn đủ nghe trong phòng khoảng 25 m2. Âm thanh bộ loa thiên nhiều về âm trầm có bass khá ổn. Khi tăng tối đa 100% thì âm thanh cũng không bị rè

Theo Số hóa
Về Đầu Trang Go down
https://vantongo.forumvi.com
 
Đánh giá Acer Iconia Tab W501
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đánh giá Acer Iconia Tab A500
» Acer Iconia Tab 7 inch giá 483 USD tại Anh
» Acer Iconia A1-810 ra mắt tại Pháp
» Acer Iconia Tab A500 đã lên kệ với giá 450 USD
» Acer bán Iconia Tab A700 với giá 450 USD

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG :: Máy Tinh Bảng-
Chuyển đến