Máy tính bảng Windows 7 cho doanh nghiệp Cập nhật lúc 09h30' ngày
[Only admins are allowed to see this link] Với việc trang bị hệ điều hành Windows 7 cùng bút cảm ứng điện dung, máy tính bảng Fujitsu Q550 và Motion CL900 là những lựa chọn tốt cho người dùng doanh nghiệp. [Only admins are allowed to see this image] Fujitsu Q550 có đầy đủ tính năng bảo mật. |
Với hơn 25 triệu chiếc bán ra trong 15 tháng đầu tiên, không có gì để bàn cãi khi nói iPad đã chiến thắng trên mặt trận máy tính bảng. Tuy nhiên, iPad và cả máy tính bảng Android có lẽ phù hợp với người dùng cá nhân hơn. Đối với doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã tiêu chuẩn hóa trên nền Windows thì chúng có thể gặp vấn đề, chẳng hạn như việc tương thích với các phần mềm kinh doanh mà công ty đã đầu tư vốn chỉ chạy tốt trên nền Windows. Một ví dụ khác là nếu dùng iPad, bạn không thể làm việc với Word, Excel hay PowerPoint. Máy tính bảng Android cũng vậy.
Vấn đề quan trọng khác liên quan đến kinh doanh là việc bảo mật. Nhiều tablet Windows 7 có sẵn đầu đọc vân tay, đầu đọc thẻ thông minh, hay cả chip bảo mật TPM. Bảo mật là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng hầu hết các máy tính bảng đều chỉ hướng đến giải trí và thiếu tính năng bảo mật.
Một tính năng hữu dụng khác cần cho doanh nhân nhưng lại không có sẵn trên iPad và hầu hết máy tính bảng Android chính là
bút cảm ứng. Với nó, bạn có thể dễ mô tả ý tưởng của mình trong các cuộc họp, ghi chú vào những vị trí chính xác trên biên bản hay những form trực tuyến…
Nhưng cái giá phải trả cho những tiện ích này là giá cả và khối lượng. Việc thêm những phần cứng như cổng USB và các chức năng khác khiến máy tính bảng Windows thường nặng gấp rưỡi và cũng dày hơn so với iPad.
Hai máy thử nghiệm đều trang bị chip Intel Atom Z670 1,5GHz, 2GB RAM và ổ lưu trữ SSD 62GB, chạy Windows 7 Professional, thời gian bảo hành 1 năm.Thoạt nhìn,
Fujitsu Q550 và
Motion CL900 trông có vẻ giống nhau. Cả hai cùng dày khoảng 1,52cm, gấp đôi độ dày iPad (0,8cm). Với kích thước 19,3 x 27,43 cm, Fujitsu cao hơn một chút so với Motion (17,78 x 27,43 cm). Fujitsu nặng 862g, ít hơn một chút so với Motion (953g) nhưng hai máy đều gần gấp rưỡi khối lượng 590g của iPad 2. Dù vậy, Fujitsu vẫn cho cảm giác thoải mái khi cầm một tay làm việc với bút hay ngón tay. Trái lại, Motion cho cảm giác nặng sau vài phút dùng.
[Only admins are allowed to see this image] Motion CL900 đi kèm bao da, có nút xem tình trạng pin tiện lợi. |
Hai tablet đều có màu tối đặc trưng của doanh nhân (xám tối và đen).
Mỗi máy đều đi kèm một bút cảm ứng nhưng trong khi Motion có chỗ cất giữ bút thì Fujitsu lại không, điều này khiến bút dễ bị thất lạc hơn.
Mặc dù cả hai màn hình đều kích thước 10,1 inch nhưng chúng khác nhau. Với độ phân giải 1280x800, màn hình Fujitsu Q550 ngắn và rộng hơn (21,84 x 13,46cm) so với màn hình Motion CL900 (22,6 x 12,45cm) độ phân giải 1366x768.
Để tăng độ bền, hai hãng cũng trang bị cho máy lớp kính chịu lực: theo Fujitsu, Q550 có thể chịu được việc rơi từ độ cao 61cm trong khi Motion nói CL990 có thể chịu được đến 122cm. Motion còn có những nắp cao su che các cổng giao tiếp giúp tránh bụi và nước.
Hai máy đều có camera nhưng Motion rõ ràng chiến thắng ở lĩnh vực này: Fujitsu chỉ trang bị camera 1,3 Megapixel ở mặt sau và 0,3 ở mặt trước trong khi Motion là 3 Megapixel ở mặt sau và 1,3 ở mặt trước.
Fujitsu Q550 bố trí khá nhiều nút điều khiển ở góc máy như tắt/mở máy, bật bàn phím ảo, thay đổi hướng màn hình, chạy Task Manger và tắt mở Wi-Fi. Motion CL900 ít hơn với một nút tắt/mở máy, nút bật Task Manager và một nút khác thật sự rất hữu ích là nút báo tình trạng pin, thứ mà nhiều máy tính di động nên có.
Phần giao tiếp của hai máy đều tốt với 1 cổng USB, một khe cắm thẻ nhớ và những ngõ kết nối âm thanh. Cả hai cũng có cổng HDMI: Fujitsu kích thước đầy đủ trong khi Motion là mini-HDMI. Hai máy cũng được trang bị Wi-Fi 802.11a/b/g/n và Bluetooth. Cả hai máy cũng có khe cắm SIM để truy cập mạng băng rộng di động: Motion bố trí trên cạnh gần khe cắm thẻ nhớ SD, bạn phải trả thêm 2.083.000 đồng để có thêm tính năng này; Fujitsu thì bố trí khe SIM bên dưới pin nên bất tiện hơn (bù lại pin của Fujitsu có thể tháo lắp trong khi Motion không thể) và cũng phải trả thêm 2.604.000 đồng.
Về mặt bảo mật, Fujitsu có đủ cả đầu đọc thẻ thông minh, vân tay và cả chip TPM trong khi Motion không có thứ nào.
Cả hai máy còn có thêm tùy chọn đế mở rộng (docking station). Đế Fujitsu giá 1.438.000 đồng, có 4 cổng USB và có thể gắn máy đứng trên đó hoặc gập phẳng góc dưới máy; trong quá trình sử dụng, thỉnh thoảng hơi khó tháo đế mở rộng ra. Đế của Motion giá 3.312.000 đồng thì có 3 cổng USB, một cổng mạng LAN (Ethernet) và chỗ giữ bút cảm ứng; việc sử dụng đế không gặp bất cứ khó khăn nào.
Thử nghiệm
Để thử nghiệm, các tablet được dùng mỗi ngày trong vài tuần với những tác vụ như viết, chỉnh sửa văn bản, làm việc với web, tạo và trình chiếu powerpoint, tải những file lớn và ngay cả xem một hoặc hai video trực tuyến cùng lúc. Hai máy tính bảng cũng được thử hiệu năng với một vài công cụ benchmark.
Màn hình cảm ứng của cả hai máy đều phản hồi nhanh chóng và chính xác cả khi chạm bằng bút hoặc ngón tay; cảm ứng đa điểm cũng làm việc tốt với các thao tác như phóng to, quay một tấm ảnh. Cả hai máy tính bảng đều dùng cảm biến DuoSense của N-trig nên việc chuyển đổi bút giữa hai máy là có thể. Cho việc đánh máy, Motion dùng bàn phím ảo tiêu chuẩn của Microsoft trong khi Fujitsu thêm phần mềm bàn phím có thể đoán từ Nuance XT9.
Về mặt hiệu năng, Motion Computing CL900 hơi nhỉnh hơn một chút với 196,9 điểm Passmark PerformanceTest 7.0 so với 173,5 điểm của Fujitsu Q550. Với công cụ dựng hình 3D Cinebench 11.5, điểm CPU của Motion cũng nhỉnh hơn một chút nhưng không đáng kể với 0,22 điểm so với 0,21 của Fujitsu. Cả hai máy cũng không gặp trở ngại nào trong việc thử độ ổn định bằng phần mềm Passmark BurnIn Test chạy liên tục hơn 3 ngày.
Về pin, Fujitsu tuy trang bị pin dung lượng đến 5.240mAh, lớn hơn của Motion (2.900mAh) nhưng cũng không thể làm nó chạy lâu hơn. Motion ưu thế hơn với thời gian hoạt động liên tục 4 giờ 59 phút trong khi Fujitsu là 4 giờ 22 phút. Tuy nhiên thời gian dùng pin của cả hai đều lâu hơn so với iPad 2 (4 giờ 3 phút chơi video dưới điều kiện thử nghiệm tương tự).
Tóm lại, cả hai máy tính bảng có thể hoạt động tốt trong môi trường doanh nghiệp mà không gặp vấn đề gì. Hai máy đều có thư viện đầy đủ để chạy các ứng dụng Windows như thông thường. Màn hình sáng, cảm ứng nhạy và nhiều lựa chọn kết nối.
Tuy nhiên Motion thiếu những tính năng bảo mật mà Fujitsu có, máy cũng nặng hơn nhưng bù lại có nút nhấn để biết tình trạng pin. Fujitsu thì nhẹ hơn, pin có thể tháo lắp, đầu đọc vân tay, đọc thẻ thông minh và chip TPM; điều này giúp Fujitsu Q550 gần hơn với tiêu chuẩn của một máy tính bảng hoàn hảo cho doanh nghiệp.
Theo PC World VN (Computerworld)