DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG

TÀI LIỆU KỶ THUẬT SỐ
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Những mánh "làm tiền" của các hãng sản xuất điện thoại

Go down 
Tác giảThông điệp
vantongo
Admin
vantongo


Tổng số bài gửi : 14393
Join date : 14/03/2010
Đến từ : VÆ°Æ¡ng Quốc Bỉ

Những mánh "làm tiền" của các hãng sản xuất điện thoại Empty
Bài gửiTiêu đề: Những mánh "làm tiền" của các hãng sản xuất điện thoại   Những mánh "làm tiền" của các hãng sản xuất điện thoại EmptyMon 22 Aug 2011 - 22:25

Những mánh "làm tiền" của các hãng sản xuất điện thoại

Cập nhật lúc 22h36' ngày 22/08/2011

Để phát triển một dòng điện thoại cần phải chi ra tới 30 triệu USD. Bao gồm tiền linh kiện, lắp ráp, bản quyền... Tất nhiên sản xuất là phải có lãi. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, người ta kiếm tiền từ điện thoại như thế nào?


Smartphone là một thị trường béo bở, nhưng những hãng nào đang kiếm lời được từ thị trường này? Apple, Google, Microsoft, những hãng sản xuất phần cứng, ngay cả những hãng thậm chí còn không sản xuất điện thoại cũng hưởng lợi. Gần như hãng nào nhúng tay vào thị trường này cũng kiếm được những khoản tiền kếch xù, ngoại trừ các nhà mạng luôn bù tiền cho những chiếc điện thoại họ phân phối, và kinh doanh nhờ vào phí điện thoại hàng tháng.

Tiền bù cho mỗi chiếc smartphone

Tùy loại smartphone mà số tiền nhà phân phối phải bù lại khác nhau, thường dao động trong khoảng 1 hoặc 2 phần 3 giá trị của sản phẩm. Carolina Milanesi, chuyên gia phân tích của Gartner báo cáo rằng –“Tại Châu Âu, một chiếc smartphone tầm trung sẽ được bù khoảng 70-150 Euro, còn các loại smartphone cao cấp thì có thể phải bù tới 200-300 Euro”.

T-Mobile và Orange dành thêm 14 bảng cho mỗi người dùng trả trước và 156 bảng cho mỗi hợp đồng (thêm 160 bảng mỗi năm để giữ họ tiếp tục hợp đồng); Vodafone đã mất đến 4 triệu bảng cho các chi phí này tại thị trường Anh Quốc và số tiền này gấp đôi so với năm ngoái.

[Only mods are allowed to see this link]

Nhà phân phối thường phải bù trước tiền để thu hút người dùng.

Theo Michael Morgan, chuyên gia phân tích của ABI -“Tại Anh, các nhà phân phối cố gắng giảm giá bán xuống còn 100 hoặc 200 bảng và cộng thêm hợp đồng 2 năm, giá gốc của những sản phẩm này là 400 bảng. Trong năm đầu tiên, người dùng sẽ trả dần tiền bù cho chiếc smartphone đó, năm tiếp theo chính là thời điểm các nhà mạng bắt đầu sinh lời. Người dùng tại đây rất thích lựa chọn này.”

Các nhà mạng tại Mỹ phải trả trung bình khoảng 342 USD cho mỗi chiếc điện thoại HTC, 300 USD cho BlackBerry, 210 USD cho Samsung, 223 USD cho Motorola, 183 USD cho Nokia và 610 USD cho iPhone.

[Only mods are allowed to see this link]

Đặc biệt, các nhà mạng trả cho Apple một khoản phí hàng tháng cho mỗi chiếc iPhone; một chuyên gia phân tích có tên Piper Jaffray ước lượng rằng AT&T trả cho Apple 831 USD cho mỗi chiếc iPhone được bán tại Apple Store và kích hoạt mạng của họ; ngoài ra Apple cũng đòi các nhà mạng Châu Âu khoảng 40% tiền hợp đồng mỗi tháng.

Nhưng để sản xuất ra một chiếc điện thoại thì phải tốn bao nhiêu tiền?

Việc thiết kế cũng đã khiến các hãng tốn một khoản kha khá – RIM đã thử nghiệm cả trăm mẫu thiết kế dành cho chiếc Bold mới – rồi bắt đầu các quá trình sản xuất, chạy thử rồi được kiểm chứng bởi các nhà phân phối. Một người trong ngành sản xuất điện thoại cho rằng để phát triển một sản phẩm mới cần đến 30 triệu USD.

Giá thành nguyên vật liệu để sản xuất ra mỗi chiếc điện thoại được gọi là Bill Of Materials (BOM). Theo David Carey –“Đối với điện thoại Android và những chiếc smartphone cao cấp, BOM sẽ rơi vào khoảng 120 đến hơn 200 USD, tỉ lệ BOM so với giá bán không kèm hợp đồng của máy là 35-45%.”

[Only mods are allowed to see this link]

Chi phí linh kiện của smartphone dưới 1 nửa so với giá bán.

Verizon giới thiệu Motorola Droid với giá bán là 199 USD; iSuppli dự đoán rằng chi phí sản xuất của máy khoảng 187,75 USD (179,11 USD cho các linh kiện điện tử và 8,64 USD cho chế tạo).

Linh kiện đắt nhất trên smartphone là màn hình và lớp cảm ứng, tiếp theo đó là bộ phận thu phát sóng, rồi đến ổ lưu trữ, bộ xử lý và vỏ máy. iPhone 4 có chi phí sản xuất khoảng 175 USD, màn hình và lớp cảm ứng giá 35 USD, 35 USD tiếp theo cho ổ lưu trữ NAND, chipset Qualcomm giá 30 USD, bộ xử lý A5 giá 25 USD, vỏ máy giá 20 USD. Tiếp theo là pin có giá vài USD, lớp bảo vệ màn hình giá 5 USD và các phụ kiện còn lại giá dưới 10 USD.

Những chi phí trên chưa phải tất cả, cần phải trả thêm phí tài sản trí tuệ cho CPU và bộ thu phát sóng, phí này còn phụ thuộc vào giao kèo của 2 bên. Chưa hết, vẫn còn chi phí bản quyền phần mềm cho mỗi chiếc điện thoại.

“Đối với mạng 3G, nếu bạn không có bản quyền bạn sẽ mất đến 25% tiền phí, trong khi nếu có thì đôi khi sẽ chỉ mất 7%. Để tạo ra một chiếc điện thoại dùng mạng GSM, bạn sẽ phải tham gia GSM Alliance và trả phí cho họ.”

Liệu Android có miễn phí?

Thực ra những thông tin về chi phí cho mỗi chiếc điện thoại luôn được giữ kín, chẳng ai muốn công khai những số liệu này ra. Theo dự đoán thì giá bản quyền của Windows Mobile là 12 USD, Windows 7 trong khoảng 7 đến 15 USD. Số lượng thiết bị sản xuất càng lớn thì chi phí bản quyền càng rẻ. Về phía Google, họ không hề đánh thuế sử dụng Android, thậm chí còn chi ra 1 tỉ USD và 30% lợi nhuận từ Android Market cho các nhà sản xuất lẫn phân phối, như vậy Android thậm chí còn rẻ hơn cả miễn phí. Đó là bởi vì Google muốn nhân gấp đôi lợi nhuận 5 USD thu được từ mỗi người dùng Android.

Nhưng ngay cả đối với Android, họ vẫn phải chi tiền để giúp hệ điều hành này chạy được trên nhiều loại điện thoại, kết hợp với các ứng dụng và giao diện, những chi phí đó đều nằm trong 30 triệu USD bỏ ra để phát triển một chiếc điện thoại mới.

Vấn đề bản quyền trong tương lai: 10.000 bản quyền và 100 USD tiền phí

Hệ điều hành không phải là thứ duy nhất có bản quyền, và đây là lý do tại sao Google mua lại Motorola để tránh những rắc rối về vấn đề này. Chris Hazelton, một nhà nghiên cứu cho rằng –“Một smartphone có thể chứa tới 10.000 sở hữu trí tuệ khác nhau.”

[Only mods are allowed to see this link]

Google được sở hữu các bản quyền về smartphone bằng cách mua lại Motorola Mobility.

Trưởng ban sản phẩm trí tuệ của Microsoft, ông Horacio Gutierrez nói rằng –“Tiền bản quyền cho các codec và công nghệ giải trí khác dành cho các nhà phân phối chỉ còn 1-2% giá.” Bởi vì có quá nhiều các vụ kiện bản quyền khiến cho ngành công nghệ này bắt đầu sàng lọc ra những tiền bản quyền nào thuộc về phần mềm, và khiến cho tiền bản quyền phần mềm trên smartphone trở nên cực kỳ rẻ."

Microsoft đã thu được 5 USD cho mỗi điện thoại Android của HTC, đâm đơn kiện Motorola, đòi Samsung trả 15 USD cho mỗi máy bán được và thu tiền bản quyền của những hãng sản xuất điện thoại như Wistron cho các tính năng như: lướt web nhanh hơn, tương tác với văn bản và e-book, v.v….

Theo Florian Mueller –“Smartphone là vùng đất màu mỡ cho các tiền phí bản quyền, và sẽ không mấy bất ngờ khi một vài năm nữa sẽ có những thiết bị phải trả đến 100 USD cho tiền bản quyền.”

Tuy nhiên tất cả đều không ảnh hưởng tới giá bán của sản phẩm, bởi nhà phân phối biết rằng người dùng sẽ chẳng bỏ ra quá nhiều tiền cho một chiếc điện thoại. Những nhà sản xuất sẽ buộc phải chấp nhận giảm lợi nhuận, trung bình lợi nhuận của một chiếc smartphone sẽ vào khoảng 20-30% giá bán của nó, nhưng đối với Apple con số này có thể lên đến 40%.

[Only mods are allowed to see this link]

iPhone là con ngỗng đẻ trứng vàng trong thế giới smartphone.

Đó là lý do tại sao Apple lại chiếm 2 phần 3 lợi nhuận từ thị trường smartphone với việc thu về 6 tỉ USD. Tất cả đều kiếm lời từ smartphone nhưng Apple có vẻ là người thành công nhất.

Tham khảo TechRadar
Về Đầu Trang Go down
https://vantongo.forumvi.com
 
Những mánh "làm tiền" của các hãng sản xuất điện thoại
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những điện thoại đi tiên phong trong năm 2011
» Những hình ảnh trên tay đầu tiên của chiếc điện thoại đến từ tương lai RED Hydrogen One, giá 1.200 USD
» Chip 8 nhân của Xiaomi Surge S2 sẽ xuất hiện lần đầu tiên trên chiếc điện thoại Mi 6C
» Không phải chờ iPhone 7, những chiếc điện thoại Android này đã tiên phong bỏ cổng tai nghe 3.5 mm
» Ảnh cận cảnh điện thoại Sharp Aquos Zero tại Việt Nam: mẫu smartphone màn OLED đầu tiên của hãng, chính thức bán ra vào năm 2019

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG :: Điện Thoại-
Chuyển đến