DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG

TÀI LIỆU KỶ THUẬT SỐ
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 [Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01

Go down 
Tác giảThông điệp
vantongo
Admin
vantongo


Tổng số bài gửi : 14396
Join date : 14/03/2010
Đến từ : VÆ°Æ¡ng Quốc Bỉ

[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 Empty
Bài gửiTiêu đề: [Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01   [Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 EmptyTue 19 Apr 2016 - 16:30

[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01

tuanlionsg 18/03/2016


Chúng ta đã có rất nhiều bài tìm hiểu về máy ảnh, cơ cấu & nguyên lý hoạt động, các chế độ chụp. Nếu bạn đã tìm hiểu thiết bị ghi hình mà bạn đang có, hiểu rõ về nó và cách sử dụng thuần thục rồi, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về bố cục ảnh - cách sắp xếp các thành phần xuất hiện trong khung ảnh - khi chúng ta bấm nút chụp. Camera Tinh Tế đã có một số bài về bố cục, như "bố cục ảnh - nguyên tắc vàng" hay "bố cục & những thành phần phụ trong khung ảnh". Nay, mình tổng hợp đầy đủ mọi thứ liên quan đến bố cục, bao gồm:

  1. Bố cục trong chụp ảnh nghĩa là gì?
  2. Quy tắc một phần ba là gì? Ứng dụng thế nào?
  3. Phá quy tắc bố cục một phần ba?
  4. Đường chân trời và các đường thẳng trong ảnh.
  5. Đường dẫn ảnh và đường chủ đạo.
  6. Dẫn dắt hướng mắt nhìn chủ đề chính.
  7. Bố cục mở và bố cục đóng là gì?
  8. Đối xứng & sự cân đối trong bố cục ảnh.
  9. Không gian âm trong một khung ảnh là gì?
  10. Bố cục đặt chủ thể trung tâm ảnh thế nào?
  11. Đặt tiền cảnh cho chủ đề tạo chiều sâu ảnh thế nào?
  12. Số 7 ma thuật trong bố cục ảnh là gì?
  13. Tạo góc mở hướng mắt nhìn của người xem.
  14. Một số chỉ dẫn thực hành.

Nhìn cái list có lẽ các bạn sẽ thấy dài dòng. Lâu nay, chuyện bố cục cứ tản mác đó đây, mỗi nơi một tý, nên tổng hợp và dành thời gian đọc qua một lần thì dễ tổng hợp và ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh chụp hơn. Nhiều bạn sẽ nói rằng "mình thích tự do, chả theo quy tắc bố cục nào, thế mới là đúng", hoặc nhiều bạn sẽ nói "vẽ chuyện thôi, chứ khi chụp chả ai nghĩ cái bố cục hay quy tắc gì", hoặc "ôi, phức tạp quá, cứ giơ máy lên thấy thích, vừa con mắt là bấm phạch, xong!"... Vâng, mình chỉ xin mạo muội chia sẻ cho các bạn mới, với những cảm nghĩ của cá nhân hồi còn tập tành, rằng: "Nên thông thạo các quy luật trước, rồi sau đó phá vỡ chúng một cách thông minh."
Bài 1: Bố Cục trong nhiếp ảnh có nghĩa là gì ?

  • Từ ngữ bố cục là gì?
  • Bố cục trong nhiếp ảnh?
  • Mục đích việc sắp xếp bố cục?
  • Thực hành dành cho người mới tập chụp.

[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 3639052_bocuc-camera.tinhte.vn--8
Ảnh tuanlionsg - Galaxy Note5 (Auto)
1. Định nghĩa tổng quát từ ngữ
Chữ “bố cục” (composition) không chỉ áp dụng đối với các nghệ thuật tạo hình, nhưng còn với âm nhạc, khiêu vũ, văn chương và hầu như với bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Trong một số lĩnh vực, như viết lách, từ ngữ "bố cục" (theo nghĩa là sắp đặt bố trí) có thể không được dùng rộng rãi, nhưng dù sao cũng phù hợp. Nói chung, từ ngữ “bố cục” có hai ý nghĩa riêng biệt, nhưng gắn liền với nhau.

Trước hết, chữ “bố cục” mô tả việc sắp xếp các đối tượng và thành phần liên quan trong một tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, bố cục là một khía cạnh chủ yếu của một tác phẩm nghệ thuật đẹp. Hầu như không thể nêu bật được hết tầm quan trọng của bố cục. Bất kỳ nghệ sĩ nào cũng phải chú tâm đến bố cục cho tác phẩm của họ. Một bố cục được gọi là hay khi có đầy đủ chi tiết. Sẽ là dở khi có quá ít yếu tố, vì như thế sẽ làm cho tác phẩm mất đi chi tiết cần thiết để có thể đưa ra được lời diễn giải với người xem. Điều này cũng làm hỏng sự cân đối của một bức ảnh. Ngược lại, có quá nhiều yếu tố trong tác phẩm thì cũng có thể dễ gây mất tập trung, phân tán sự nhìn của người xem. Bố cục tốt đòi hỏi sự cân đối tốt. Như vậy, hãy bảo đảm mọi yếu tố cần thiết phải có mặt, hay nói cách khác cái có mặt thì phải cần thiết cho ý tưởng hoặc câu chuyện mà bạn đang tìm cách diễn đạt ngay trong tác phẩm của mình.

Trong một số trường hợp, chính bố cục có thể tự nó là một tác phẩm nghệ thuật, mà tự nó đồng nghĩa với từ ngữ "bố cục". Chẳng hạn, khi nói về một sắp đặt hoặc một vũ điệu, một câu văn, thì cụm từ “tác phẩm này…” có thể được dùng đến. Định nghĩa như vậy cũng được sử dụng rộng rãi đối với âm nhạc và hội họa (người sáng tác được gọi là tác giả).

[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 3639055_bocuc-camera.tinhte.vn--4
Ảnh tuanlionsg - EOS 6D Nikon AIS 15mm
2. Bố cục là gì trong Nhiếp Ảnh ?
Sau khi hiểu định nghĩa tổng quát của chữ “bố cục” là gì, chúng ta dễ hình dung ra ý nghĩa của nó trong nhiếp ảnh. Nói một cách đơn giản, đặt bố cục cho một khung ảnh nghĩa là sắp xếp các yếu tố / thành tố / thành phần / bên trong nó, sao cho phù hợp với ý tưởng hoặc mục tiêu cốt lõi của tác phẩm mà người chụp muốn. Việc sắp xếp các yếu tố có thể được thực hiện bằng cách bố trí các đối tượng hoặc chủ thể. Chụp ảnh đường phố thì đòi hỏi phải có sự tiên liệu, bởi lẽ người chụp không có chọn lựa sắp xếp các đối tượng, mà phải chờ các đối tượng xuất hiện ở vị trí thích hợp nhất trong khung hình. Mặt khác, để sắp xếp các thành tố trong khung ảnh, là người chụp phải tự thay đổi vị trí của chính mình trong các hoàn cảnh không cho phép người chụp tự bố trí mọi thứ về mặt vật lý của bối cảnh.

* Sắp đặt bố cục là cách hướng mắt của người chụp đến những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm, đôi khi theo một thứ tự rất riêng biệt. Đó là lý do tại sao đưa ra chọn lựa sắp đặt bố cục dồi dào ý tưởng trước khi chụp một bức ảnh là một trong những bước quan trọng.

  • Một bố cục tốt có thể giúp tạo ra một kiệt tác, ngay cả với những vật thể và đối tượng vô tri vô giác nhất trong môi trường đơn giản nhất.


  • Một bố cục tồi có thể hủy hoại hoàn toàn một bức ảnh, cho dẫu chủ đề có hấp dẫn đến mấy.


  • Việc cắt xén đôi lúc có thể cứu được một bức ảnh, nhưng chỉ khi việc dựng lại khung hình cho chặt chẽ hơn hoặc xóa bỏ phần dư thừa vô nghĩa, hoặc cân chỉnh lại tỉ lệ cho khung hình cân đối.

[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 3639057_bocuc-camera.tinhte.vn--15
Ảnh tuanlionsg - Lumia 950XL (Auto)
* Sắp đặt bố cục không chỉ là đặt các đối tượng vào vị trí nào, chỗ nào trong khung ảnh là xong; hoặc cứ theo các điểm mạnh, đường mạnh mà đặt đối tượng vô đó là xong. Người cầm máy dùng tất cả mọi cách về kỹ thuật như tính toán khoảng cách lấy nét, khẩu độ, góc chụp... ảnh hưởng rất lớn đến việc sắp xếp bố cục của bạn. Có bạn sẽ nói rằng bố cục mà lôi mấy thứ kỹ thuật phức tạp vô làm chi!
Ví dụ:
Theo nguyên tắc khẩu độ ống kính ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ (DOF): Nếu chọn một khẩu độ lớn để làm cho hậu nền và tiền cảnh mờ hơn (xoá phông nền), thì cũng có nghĩa làm giảm bớt mức độ quan trọng của các đối tượng nằm trong vùng mờ đó. Trái lại, khép khẩu độ nhỏ sẽ đưa nhiều đối tượng chụp vào vùng lấy nét và, đến lượt nó, có thể dẫn đến chỗ hình ảnh được cân bằng tốt hơn. Tại sao lại như vậy? - Vâng, “sắc nét hơn”, nhiều đối tượng nằm trong vùng lấy nét hơn thì có thể lôi kéo nhiều chú ý đến một hình ảnh, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một người chụp ảnh kinh nghiệm sẽ sử dụng tất cả mọi phương tiện có sẵn để đạt được kết quả mong muốn.​

[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 3639062_bocuc-camera.tinhte.vn--10
Ảnh tuanliong - Nikon D810 24-70 f/2.8

[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 3639058_bocuc-camera.tinhte.vn--2
Ảnh tuanlionsg - Samsung NX1000 Kit
* Nên lưu ý là việc loại trừ khỏi vùng lấy nét những đối tượng nằm trong tiền cảnh hay hậu nền không hóa giải đóng góp của chúng vào tổng thể bố cục hình ảnh. Những hình dáng, màu sắc, phong thái, bóng tối, điểm tương phản…tất cả đều là những yếu tố mạnh mẽ của việc sắp xếp bố cục.
Ví dụ:
Hãy nhìn vào bức ảnh bên dưới. Cho dù hoàn toàn nằm ngoài vùng lấy nét, phần bức tường (màu vàng) xuất hiện ở tiền cảnh cũng là phần sáng rỡ nhất giống như phần nằm trong vùng sáng. Do đó, nó lôi kéo sự chú ý của chúng ta nhiều hơn đối tượng chính (người đàn ông với tách trà trên tay và chú chó ẩn trong bóng tối). Khung hình chữ nhật màu vàng là vật đầu tiên bạn nhìn thấy khi thoạt nhìn bức ảnh, nó có sự tương phản mạnh mẽ hơn cả. Chúng ta sẽ trình bày và phân tích chi tiết màu sắc, phong thái và các yếu tố phụ về bố cục trong loạt bài sắp tới.

[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 3639064_bocuc-camera.tinhte.vn-
Ảnh Romanas Naryskin
Nhưng tấm sau đây, cũng bối cảnh gần như tấm trên, nhưng chủ thể lọt vào vùng sáng và màu sắc nổi bật hơn. Tiền cảnh tuy chắn ở tiền cảnh nhưng ít tương phản sáng tối và màu sắc nên mắt người xem vẫn hướng vào chủ thể là vị tu sĩ áo đỏ.​
[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 3639065_bocuc-camera.tinhte.vn--5
Ảnh tuanlionsg - Samsung NX1000 Kit

* Cuối cùng, việc xếp đặt bố cục một bức hình là một quy trình rất tự nhiên. Hãy thực hành nhiều - nên tự nhắc nhớ bản thân không có gì có thể gọi là thực hành quá đủ – ngay cả khi bạn không cần phải suy nghĩ về việc sắp đặt các yếu tố lại với nhau. Hãy thuần thục đến lúc tiềm thức sẽ làm việc ấy giúp bạn. Ngón tay bạn sẽ điêu luyện với những cài đặt chính xác, mắt bạn sẽ dẫn dắt việc lên một khung hình. Gặp một bố cục nghèo nàn sẽ lập tức cho bạn thấy ngay rằng nó không tự nhiên và hỏng hoàn toàn như một phản xạ tự nhiên.

Càng kinh nghiệm, bạn càng đưa ra được chọn lựa tốt nhất. Cách hay hơn cả để phát triển thành một người chụp ảnh, không phải là đưa ra dồn dập những quyết định của mình và khăng khăng tin tưởng vào tiềm thức của mình, mà là học hỏi nhiều cách thức mới trong việc sắp xếp bố cục cho bức ảnh. Hãy bảo đảm mang lại cho bố cục một số ý tưởng, trải nghiệm, chụp một vài bức ảnh và phân tích chúng trong lúc xử lý hậu kỳ. Xem cái gì mang lại kết quả tốt, cố gắng hiểu cho được lý do vì sao chọn bố cục đó và tiếp tục trải nghiệm nhiều thêm, chắt lọc lại thành phong cách riêng của mình.

[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 3639068_bocuc-camera.tinhte.vn--18
Ảnh tuanlionsg - Lumia 950XL (Auto)
3. Mục đích của việc sắp xếp bố cục

Người ta có thể cho rằng bố cục tốt là một bố cục làm thích mắt. Do đó, mục đích của việc sắp xếp bố cục tốt là nhằm trình bày đối tượng hoặc chủ đề chụp của bạn đầy tính hấp dẫn và làm hài lòng về mặt thẩm mỹ. Nhưng ý kiến như thế thì hơi nông cạn. không phải bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng được cho là nhằm làm hài lòng hay đẹp mắt người xem. Một số nghệ sĩ tìm cách thể hiện khác đi, những ý tưởng mạnh mẽ hơn và chủ đề của họ cũng như các chọn lựa bố cục giúp họ thực hiện tác phẩm. Mục tiêu cuối cùng của một bố cục tốt là nhằm giúp cho bày tỏ được ý tưởng của người chụp bằng tất cả những gì có thể.
4. Thực hành dành cho người mới chụp ảnh
Thực hành đơn giản này là dành cho những người mới chập chững học chụp ảnh.
Chụp một tấm ảnh có một chủ thể và một hậu cảnh.
Chụp một tấm ảnh có một chủ thể và một tiền cảnh.
Chụp một tấm ảnh có một chủ thể, một tiền cảnh và một hậu cảnh.​
Sắp xếp bố cục giữa các thành phần đó trong bức ảnh, và cố gắng giải thích tại sao.

[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 3639092_544924_290027527866001_4497905895327885138_n
Ảnh tuanlionsg - Nikon D3 Lens 70-200 f/2.8 Nano


[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01 3639059_bocuc-camera.tinhte.vn--16 Ảnh tuanlionsg - Lumia 950XL (Auto)
https://tinhte.vn/threads/hoc-chup-anh-bo-cuc-trong-nhiep-anh-bai-01.2563433/
Về Đầu Trang Go down
https://vantongo.forumvi.com
 
[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 01
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 2
» [Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 3
» [Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh - Bài 4
» Nhiếp ảnh nâng cao: Chụp đêm
» Nhiếp ảnh nâng cao - Chụp ảnh HDR

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN NGÔ VĂN TÒNG :: TỰ HỌC CHỤP ẢNH-
Chuyển đến